Bước 1: Tính tổng công suất sử dụng thực tế, bạn có thể tham khảo bảng tham khảo công suất của một sô thiết bị thông dụng trong gia đình ở bảng 1. Khi mất điện bạn chỉ nên dùng cho những thiết bị thật cần, không nên dùng những thiết bị như khi có điện lưới chẳng hạn dùng quạt thay cho máy lạnh, tắt bớt tủ lạnh hay đồ đun nấu bằng điện. Theo kinh nghiệm chung thì cứ thêm mỗi phụ tải 100W chạy liên tục 8h, bạn sẽ phải đầu tư khoảng 50-80$ cho hệ thống.
Bước 2: Tính công suất bộ kích điện, nếu thiêt bị sử dụng chỉ gồm toàn những thiêt bị điện tử có dòng khởi động nhỏ như màn hình LCD, máy tính, TV, đèn, quạt thì công suất của bộ kích điện nên lớn hơn 1,5 lần tổng công suất thực tế tính ở bước 1. Nếu thiết bị có dòng khởi động lớn như máy lạnh, tủ lạnh, máy in Laser, máy bơm thì công suất của Inverter tối thiểu phải gấp 2 lần tổng công suất, nếu số lượng thiết bị loại này nhiều có thể cần gấp 2,5 hoặc 3 lần tổng công suất.
Bước 3: Xác định thời gian sử dụng hệ thống, tuỳ nhu cầu và thực tế số giờ mất điện trong ngày. Tuy nhiên chúng tôi tư vấn nên tính toán thời gian sử dụng cho thật hợp lý và tiết kiệm bởi vì theo tính toán chung, với tổng phụ tải 1000W, cứ mỗi giờ hoạt động thêm bạn sẽ phải đầu tư khoảng 60$-80$ cho hệ thống.
Bước 4: Áp dụng công thức để tính toán bằng một trong các công thức sau:
- <!--[endif]--> Tổng Công suất tiêu thụ trong hệ thống (W)
- Hiệu điện thế của mạch nạp bình ắc quy (V)
- Dung lượng của bình ắc quy (AH)
- Thời gian cần có điện của hệ thống (T)
- <!--[if !supportLists]-->Hệ số năng suất của bộ kích điện (pf): thường là 0,7 hoặc 0,8
AH = (T * W)/(V * pf) |
dùng công thức (1) để tính tổng dung lượng của ắc quy (AH) nếu xác định trước thời gian sử dụng hệ thống T, tổng công suất của Inverter W, điện thế của bộ nạp V, pf = 0.7 hoặc 0.8 tuỳ vào từng loại Inverter |
T = (AH * V * pf)/W |
dùng công thức (2) để tính thời gian hoạt động T của hệ thống nếu biết tổng dung lượng của ắc quy AH, tổng công suất của Inverter W, điện thế của bộ nạp V, pf = 0.7 hoặc 0.8 tuỳ vào từng loại Inverter |
Bảng 1: tham khảo công suất 1 số thiết bị thông dụng trong gia đình và văn phòng
Số TT |
Lọai thiết bị |
Công suất thông thường |
1 |
Màn hình LCD 15” |
35W |
2 |
Màn hình LCD 17” |
40W |
3 |
Màn hình CRT 15” |
110W |
4 |
Màn hình CRT 17” |
130W |
5 |
Màn hình CRT 19” |
170W |
6 |
Bộ CPU máy tính để bàn |
180W |
7 |
Ti vi LCD 32” |
80W |
8 |
Tivi thường (đèn hình) 19” |
200W |
9 |
Máy in Laser |
250W |
10 |
Máy tính xách tay |
110W |
11 |
Quạt treo tường |
55-65 W |
12 |
Đèn túyp 60cm - 120cm |
20-40 W |
13 |
Đèn compact |
15 W |
14 |
Máy điều hòa 2 HP |
1500W |
15 |
Máy điều hòa 1,5 HP |
1100W |
16 |
Máy điều hòa 1,0 HP |
750W |
17 |
Tủ Lạnh |
từ 100W - 500W |
18 |
Thiết bị mạng modem |
10W |
19 |
Nồi cơm điện |
500-700 W
|
Ví dụ cụ thể 1:
Lựa chọn bộ kích điện và ắc quy để chay 2 quạt cây, 2 bóng đèn neon 1m20, 1 bộ máy tính, 1 màn hình máy tính LCD 15", 1 modem cho 1 văn phòng dùng khi mất điện mỗi tuần 1 ngày.
Bước 1: Công suất thực tế = (2*60) + (2*40) + 200 + 35 + 10 = 445W
Bước 2: W = 445*1.5 = 667.5W cần chọn công suất kích điện khoảng 700W, vì vậy nên chọn loại kích điện 1000VA, 24V là phù hợp
Bước 3: Theo nhu cầu, thời gian sử dụng trong 1ngày nhưng nên tính toán hợp lý để nhân viên văn phòng làm khoảng T = 6h cho ngày mất điện (nghỉ trưa dài hơn, chiều về sớm hơn 1 chút).
Bước 4: Dung lượng ắc quy tính theo công thức 1 là
- Theo công suất thực tế: AH = (6*445)/(24*0.7) = 158Ah. Vậy bạn cần mua ít nhất 2 ắc quy 150Ah/12V là đảm bảo yêu cầu.
- Theo công suất đỉnh: AH = (6*700)/(24*0.7) = 250Ah. Vậy bạn cần mua ít nhất 2 ắc quy 250Ah/12V là đảm bảo yêu cầu.
- Vậy lựa chọn mua ắc quy thế nào cho phù hợp? Nếu bạn sử dụng đúng công suất thực tế của thiết bị và chắc chắn dùng dưới 6h/ngày thì chỉ cần 2 ắc quy 150Ah, con nếu muốn dùng phát sinh thêm vài thiết bị nữa thì nên chọn 2 ắc quy loại 250Ah để đảm bảo không bị quá tải.
Ví dụ cụ thể 2:
Chỗ tôi được nhà đèn thông báo tháng này mất điện mõi tuần 2 lần, mỗi lần 1/2 ngày buổi sáng hoặc chiều. Nhờ công ty tư vấn giúp tôi lựa chọn bộ kích điện và ắc quy để chay 2 quạt cây, 1 bóng đèn neon 1m20, 1 TV LCD 32", 1 máy lạnh 1HP (chỉ dùng 2h cuối buổi sáng hoặc đầu buổi chiều khi trời nóng nhất).
Bước 1: Công suất thực tế = (2*60) + 40 + 80+ 750 = 990W
Bước 2: W = 990*2 = 1980W (cần chọn công suất kích điện gấp 2 lần công suất thực tế) tức là khoảng 2000W, vì vậy nên chọn loại kích điện 2500VA, 48V là phù hợp
Bước 3: Theo nhu cầu, thời gian sử dụng 1/2 ngày (4h), riêng máy lạnh chỉ sử dụng 2h nên có thể quy đổi như sau T = 2.5h
Bước 4: Dung lượng ắc quy tính theo công thức 1 là A
- Theo công suất thực tế: H = (2.5*990)/(48*0.7) = 73.6 Ah. Vậy bạn cần mua ít nhất 4 ắc quy 75Ah/12V là đảm bảo yêu cầu.
- Theo công suất đỉnh: H = (2.5*1980)/(48*0.7) = 144Ah. Vậy bạn cần mua ít nhất 4 ắc quy 150Ah/12V là đảm bảo yêu cầu.
- Vậy lựa chọn mua ắc quy thế nào cho phù hợp? Nếu bạn sử dụng đúng công suất thực tế của thiết bị và dùng thời gian hạn chế nhất là máy lạnh thì chỉ cần 4 ắc quy 75Ah, còn nếu muốn dùng phát sinh thêm vài thiết bị nữa hoặc máy lạnh dùng thoải mái hơn 2h/ngày thì nên chọn 4 ắc quy loại 150Ah để đảm bảo không bị quá tải.
(Sưu tầm)